Ngày vía Quan Âm vào ngày nào? Các nghi thức cho ngày lễ này

Ngày vía Quan Âm vào ngày nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Phật Quan Âm Bồ Tát là người có tâm địa lương thiện, yêu thương con người. Dù người khác đối xử với mình như thế nào cũng không oán thù. Luôn bao dung, lắng nghe và chia sẻ nỗi đau với nhau loại. Vì vậy mà một số gia đình đã thờ Phật bà này để cầu bình an, thanh tịnh.

Vậy ngày cúng vía Quan Âm là ngày nào, nghi thức thực hiện ra sao? Các bạn cùng theo dõi trong bài viết sau của chúng tôi. 

Các ngày vía mẹ Quan Âm vào những ngày nào? 

Như đã chia sẻ Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát là người rất lương thiện, có lòng bao dung, vị tha với mọi người. Bà không để ý đến những ân oán mà người khác gây nên cho mình. Đặc biệt sẽ lắng nghe, chia sẻ nỗi đau với nhân loại. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều gia đình thờ mẹ Quan Âm với mong muốn bản thân và gia đình được bình an, tâm tịnh và may mắn.

Ngày vía Quan Âm vào ngày nào? Các nghi thức cho ngày lễ này
Các ngày vía mẹ Quan Âm vào những ngày nào? 

Vậy ngày vía Quan Âm vào ngày nào? Mỗi năm sẽ có 3 ngày để cúng mẹ Quan Âm. Vào những ngày này Phật tử ở khắp nơi đều sẽ hướng về, niệm kinh, ăn chay thờ tụng, làm những việc thiện… Những điều này được làm với mục đích cầu phúc, cầu an và cầu lành. Cụ thể các ngày đó là: 

  • Ngày vía Phật bà Quan Âm trong tháng là ngày 19/2 âm lịch. Đây còn được gọi là ngày Quan Thế Âm Đản Sanh. 
  • Ngày vía mẹ Quan Âm trong tháng 6 là ngày 19/6 âm lịch. Đây còn gọi là ngày Quán Thế  Âm thành đạo.
  • Ngày vía vào tháng 9 là ngày 19/9 âm lịch. Đây là ngày Quan Thế Âm xuất gia

Nếu chuyển sang ngày dương thì năm 2020 các ngày vía Phật bà Quan Âm sẽ rơi vào ngày 12/3/2020, 8/8/2020 và ngày 4/11/2020.

Cách bày trí bàn thờ cúng ngày Quan Âm 

Việc cúng ngày vía Quan Âm tại nhà cần được thực hiện chu đáo. Dưới đây là hướng dẫn bày trí bàn thờ bà Quan Âm. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng cho gia đình mình. 

Cách bày trí bàn thờ 

Một điều tối kỵ trong việc bày bà Quan Âm bồ tát trên bàn thờ đó là đặt chung với các vị thần khác. Điều này sẽ có thể không tót và không may mắn. Sở dĩ vì do Phật bà vốn rất thanh tịnh, tinh khiết và ăn chay. Khi được đặt chung với các thần tượng khác sẽ không tốt khi cúng đồ mặn.

Ngày vía Quan Âm vào ngày nào? Các nghi thức cho ngày lễ này
Cách bày trí bàn thờ cúng ngày Quan Âm 

Bên cạnh đó nên đặt bàn thờ theo hướng “tọa Tây hướng Đông”. Tránh không được quay tượng Quan Âm vào các hướng có nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ và phòng ăn. Tượng phải được đặt nên tránh hướng cửa và hành lang để tránh xung khí. Không nên để bàn thờ Phật ngang hoặc dưới bàn thờ gia tiên. 

Cách trình bày cụ thể đó là: Trên bàn thờ chính giữa nên đặt tượng Phật và bát hương dưới chân Phật. Hai bên đặt hai cây đèn, hai bên đèn là hai ly nước. Phía sau là 2 bình hoa và 2 đĩa hoa quả. 

Chú ý khi đặt bàn thờ tại nhà

Khi đặt bàn thờ Phật bà Quan Âm tại nhà bạn nên thay nước mỗi ngày. Nước đại diện cho sự tinh khiết và nên dùng nước lọc. Nhang cần được thay mỗi ngày và không được để bàn thờ bị bụi bẩn. 

Sắm lễ cúng dường ngày vía Quan Thế Âm bồ tát

Ngày vía Quan Âm vào ngày nào? Các nghi thức cho ngày lễ này
Sắm lễ cúng dường ngày vía Quan Thế Âm bồ tát

Để sắp lễ cúng dường cho ngày này các bạn cần phải chuẩn bị những đồ sau: 

  • Các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè…. Không nên sử dụng các đồ ăn mặn như thịt, có tỏi, hành.
  • Hoa tươi nên dùng hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Không nên chọn những loại hoa dại. 
  • Nếu không có điều kiện thì các bạn chỉ cần thành tâm hướng về Ngài. Bởi Phật là ở trong tâm của mỗi chúng ta. 

Hướng dẫn nghi thức cho ngày cúng lễ ngày vía mẹ Quan Âm

Các nghi thức cho ngày cúng lễ vía Quan Âm các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những điều sau đây: 

Mâm cúng lễ ngày vía Phật Quan Âm

Quan thế âm bồ tát chính là người nhà Phật. Vì vậy mâm đồ cúng lễ cho ngày này phải là những món chay như: 

  • Hương
  • Hoa hồng, hoa cúc,… các loại hoa màu vàng hoặc màu đỏ
  • Trái cây: nên chọn những loại trái cây có hình tròn, căng mọng, màu sắc tươi tắn và vẫn còn mới
  • Bánh kẹo, phẩm oản.
  • Đĩa xôi chay.
Ngày vía Quan Âm vào ngày nào? Các nghi thức cho ngày lễ này
Mâm cúng lễ ngày vía Phật Quan Âm

Mâm cúng này là đơn giản và dễ thực hiện nhất các bạn có thể áp dụng. Không cần phải quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo những điều cơ bản như bàn thờ phải sạch, trang nghiêm và thanh tịnh. 

Bài văn khấn ngày vía Quan Âm bồ tát

Gia chủ đọc bài văn khấn sau đây:

Nam mô A Di Đà Phật! (x3)

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ (chúng) con là: ……

Ngụ tại: ….. (địa chỉ)

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật! (x3)

Sau khi kết thúc làm lễ ở bàn thờ, khi hết một tuần nhang, gia chủ cần phải thắp thêm 1 tuần nhang nữa. Khi thắp nhang xong, cúi đầu vái 3 vái rồi hạ sớ đem đi hóa vàng.

Trên đây là thông tin về ngày vía Quan Âm mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn. Đây là một ngày rất quan trọng đối với những người có lòng tin đối với vị thần này. Rất mong với những chia sẻ bên trên sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích và thú vị.

Contact Me on Zalo