Mâm cơm cúng ngày giỗ 3 miền và những điều đặc biệt lưu ý!

Giỗ chạp là một trong những nghi lễ có ý nghĩa đặc biệt đối với gia đình người Việt. Đây không chỉ là ngày mà con cháu trong nhà bày tỏ sự thành kính, tiếc thương đối với người đã khuất mà còn là dịp để con cháu – các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp.

Vì thế, mọi thứ trong ngày này đều được gia chủ chuẩn bị một cách chỉnh chu, cẩn thận. Và việc chuẩn bị mâm cơm cúng ngày giỗ sao cho tươm tất cũng là một phần quan trọng, tất yếu trong các ngày giỗ của người Việt.

Tuy nhiên, liệu mọi người có biết mâm cúng giỗ gồm những gì? Mâm cúng miền Bắc so với miền Trung và Nam có khác nhau hay không? 

Nếu bạn cũng đang có những trăn trở tương tự như trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể tìm ra lời giải chuẩn xác!

Lưu ý khi lên thực đơn mâm cơm cúng ngày giỗ

Thờ cúng ông bà tổ tiên vốn là một trong những phong tục có từ lâu đời của người Việt. 

Việc chuẩn bị mâm cúng dâng lên người đã khuất vừa là cách thể hiện sự biết ơn, thương xót và cũng là cách thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với người khuất.

Mâm cơm cúng ngày giỗ 3 miền và những điều đặc biệt lưu ý!

Vậy nên, việc chuẩn bị mâm cúng chỉnh chu, đầy đủ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để có thể lên thực đơn cho mâm cúng giỗ, bạn cũng cần quan tâm một vài lưu ý dưới đây để có thể có sự chuẩn bị tốt nhất trong ngày giỗ.

  • Thực phẩm được chọn mua cho mâm cúng cần tươi ngon, không nên mua đồ đóng hộp để tỏ bày lòng thành của gia chủ với người khuất. 
  • Tránh dùng tỏi trong quá trình chế biến những món ăn có trên mâm cỗ. 
  • Nên bày biện đồ cúng trên chén, đĩa mới và có màu đồng bộ. 
  • Không được nêm nếm, ăn trước những món ăn được chuẩn bị để dâng lên bàn cúng cho người đã khuất.

Trường hợp cúng giỗ lần đầu, gia chủ không biết nên chuẩn bị gì cho mâm cúng giỗ. Vậy thì, bạn nên tham khảo ý kiến của ông bà, để biết được đâu là những món quen thuộc thường có trong mâm cúng.

Và nếu bạn cần một thực đơn cụ thể, phần dưới của bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu về mâm cúng giỗ của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam để tìm hiểu và tham khảo thêm.

Mâm cơm cúng ngày giỗ của 3 miền

Mỗi vùng miền có một văn hóa và phong tục thờ cúng riêng biệt. Chính vì thế, từ cách chuẩn bị lễ cúng, mâm cơm cho đến thủ tục cúng giỗ của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam cũng có sự khác biệt nhất định.

Dưới đây là mâm cúng tham khảo thường xuất hiện cho ngày giỗ thuộc 3 miền:

Thực đơn mâm cỗ miền Bắc 

  • Bánh chưng;
  • Thịt gà luộc;
  • Miến nấu lòng gà;
  • Canh bóng thả;
  • Canh chân giò;
  • Nem rán;
  • Giò tai;
  • Giò lụa;
  • Nộm đu đủ;
  • Tim cật xào thập cẩm;
  • Chả quế;

Có thể thấy rằng, mâm cúng miền Bắc có đầy đủ từ món mặn, món thịt, canh, rau,…Và hầu như mâm cỗ ngày giỗ nào ở đây cũng có các loại giò chả, bánh chưng hoặc xôi, miến,….

Mâm cơm cúng ngày giỗ 3 miền và những điều đặc biệt lưu ý!
Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc gồm những gì

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một mâm cúng khác cũng được nhiều hộ gia đình ngoài Bắc lựa chọn để dâng lên bàn cúng người khuất. 

  • Thịt gà luộc;
  • Rau củ xào thập cẩm;
  • Sườn xào chua ngọt;
  • Canh ngô non, su su và mọc;
  • Nem rán;
  • Khoai lang kén;
  • Xôi gấc nhân đỗ;
  • Giò lụa;
  • Há cảo hấp;
  • Nem rán ăn kèm bún;
  • Ngô bao tử xào;
  • Tráng miệng quen thuộc với chè đỗ đen, dưa lê.

Mâm cúng giỗ ở miền Trung

Món ăn miền Trung đa dạng và có chút cầu kỳ bởi chịu sự ảnh hưởng của ẩm thực cung đình Huế.

Mâm cơm cúng ngày giỗ 3 miền và những điều đặc biệt lưu ý!

Thực đơn trên mâm cúng giỗ tại đây thường có đầy đủ các món: xào, canh, luộc, chiên hoặc nướng.

  • Thịt quay;
  • Thịt gà luộc;
  • Gà quay rôti;
  • Giò lụa;
  • Chả cốm;
  • Nộm rau củ ngó sen;
  • Canh đậu và rong biển;
  • Canh khổ qua;
  • Chả cá;
  • Chả lợn;
  • Xôi gấc;
  • Thịt nướng
  • Cá chiên.

Mâm cỗ ngày giỗ miền Nam

Người miền Nam có nếp sống giản dị và có phần cởi mở hơn những vùng miền khác. Cũng có thể nói, trong 3 miền thì người miền Nam cũng không quá để tâm về việc thực hiện mâm cúng sao cho đầy đủ, đúng món. 

Mâm cơm cúng ngày giỗ 3 miền và những điều đặc biệt lưu ý!

Đơn giản, họ lựa chọn những món ăn quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày để dâng lên người đã khuất. Ví như:

  • Bánh tét;
  • Củ kiệu;
  • Khổ qua nhồi thịt;
  • Nộm giá và cà rốt;
  • Thịt kho tàu;
  • Thịt hun khói;
  • Thịt kho tàu;
  • Canh nấm thập cẩm;
  • Khổ qua nhồi thịt;
  • Tôm xào đậu hà lan;
  • Gỏi tai cuốn;
  • Chả giò.

Lời kết

Với mỗi một vùng miễn sẽ có nền văn hóa và ẩm thực riêng biệt đặc trưng khác nhau. Chính vì thế, mâm cỗ cúng giỗ cũng có nhiều thay đổi giữa 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Tuy nhiên, có một điều không hề thay đổi đó là dù mâm cỗ có đơn giản hay sang trọng thì lòng thành của gia chủ dành cho ngày giỗ của người đã khuất mới là quan trọng và trên hết.

Và đây cũng chính là một phần nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc Việt từ bao đời nay đáng để gìn giữ, lưu truyền.

Trên đây là lời giải chi tiết và cụ thể nhất về những thắc mắc mà gomsuhoanggia.vn đã đề cập ở trên. 

Mong rằng, với những thực đơn tham khảo trên bạn có thể chuẩn bị một mâm cúng giỗ thật đầy đủ và ấm cúng.

Bạn cũng có thể thay đổi một vài món chứ không cần hoàn toàn rập khuôn vào gợi ý trên. Bởi còn tùy vào điều kiện kinh tế mỗi nhà mà mâm cúng sẽ có những thay đổi riêng sao cho phù hợp.

Contact Me on Zalo