Lễ nhập trạch hay còn gọi là lễ dọn vào nhà mới. Lễ này được áp dụng cho cả nhà mới xây và nhà mới mua. Mục đích cúng nhập trạch là cầu sự bình an, may mắn và xin phép thần linh, gia tiên tiếp tục phù hộ cho ngôi nhà của gia chủ.
Không chỉ thế, lễ cúng nhập trạch cũng giống như một nghi lễ để đăng ký hộ khẩu với các vị thần linh, thổ địa tại vị trí ngôi nhà đang tọa lạc.
Để lễ cúng được diễn ra một cách thuận lợi, không sai sót; gia chủ cần: chọn ngày tốt để làm lễ, chuẩn bị mâm cúng, văn khấn nhập trạch.
Thành tâm luôn là điều quan trọng nhất trong mỗi lễ cúng. Tuy nhiên, thành tâm là chưa đủ, bạn cần thực hiện lễ nhập trạch thật nghiêm túc, chỉnh chu và cẩn thận. Vậy nên không được để thiếu lễ vật hay thực hiện sai thủ tục cúng bái.
Vậy, lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì? Mâm lễ như thế nào là đầy đủ?
Cùng gomsuhoanggia.vn tìm hiểu rõ hơn về những điều có liên quan đến lễ cúng quan trọng này trong bài viết dưới đây!
Lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?
Để nghi lễ nhập trạch diễn ra hoàn hảo không thiếu sót hay phạm kỵ những điều không nên. Gia chủ nên chuẩn bị chu đáo theo đúng những điều sau đây:
Xem ngày tốt lành để cúng nhập trạch
Nên tránh những ngày xấu như:
- Ngày tháng 7 âm lịch – ngày liên quan đến người chết có lễ thanh minh và vu lan báo hiếu.
- Tránh ngày xấu Dương Công Kỵ (13.1, 11.2, 9.3, 7.4, 5.5, 3.6, 8.7 và 29.7, 27.8, 25.9, 23.10, 21.11, 19.12,…âm lịch), Thọ Tử (5, 14, 23 âm lịch hàng tháng) và ngày Tam Nương (3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng).
Sau khi loại trừ những ngày không may trên, gia chủ mới tính đến việc tìm ngày hoàng đạo để thực hiện lễ cúng.
Nên lựa chọn những ngày thuộc về các hành Kim – Thủy – Thổ. Bởi theo quan niệm phong thủy, hành Kim và Thổ được cho là rất tốt, hành Thủy có ý nghĩa về tài lộc, vượng phát.
Bên cạnh đó, làm lễ vào ngày hành Kim còn có thể mang lại tài lộc cho gia chủ.
Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch
Hẳn là có rất nhiều gia chủ thắc mắc về vấn đề: Lễ cúng nhập trạch gồm những gì? Sắm lễ nhập trạch gồm những gì? Nếu vậy thì phần này sẽ trực tiếp giải đáp giúp bạn những câu hỏi trên.
Lễ nhập trạch phải có đầy đủ 3 mâm lễ gồm: trái cây, hương hoa – nhang đèn và mâm cúng cơm.
Trong đó:
Mâm trái cây: nên chọn số lẻ, ít nhất 5 loại với nhiều màu sắc khác nhau. Trái cây phải tươi, không thối, không dùng trái cây giả thay thế. Trước khi đưa lên mâm cúng, lễ vật cần được rửa sạch, để ráo nước!
Nhang đèn – hương hoa: hoa nên là hoa hồng, cúc, hoa ly. Không sử dụng hoa giả, nên cắm vào lọ với số bông lẻ. Hoa tươi, không bị dập úng, thối rễ. Mâm cúng cũng cần có 3 cây nhang, trầu cau đã têm, 2 cây nến đặt ở hai bên, muối gạo, 3 chén nước và vàng mã.
Mâm cơm cúng: bạn có thể chuẩn bị mâm chay hoặc mâm mặn. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào ý muốn gia chủ.
Mâm cúng mặn phải có bộ tam sên gồm: thịt heo luộc, tôm luộc và trứng gà luộc; 1 con gà trống luộc nguyên con; 1 đĩa xôi. Ngoài ra, gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm các món chiên xào khác nếu muốn. Mâm cúng nhập trạch phải có 3 chén rượu và 3 điếu thuốc lá.
Mâm cơm chay bạn có thể chuẩn bị từ 4-5 món tùy theo điều kiện. Một vài món ngon và sang trọng được nhiều gia đình lựa chọn như: rau củ xào, nem chay, canh nấm, chả giò chay, xôi,…
Chuẩn bị văn khấn nhập trạch
Lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì? Chắc chắn sẽ không thiếu phần văn khấn. Văn khấn trong lễ nhập trạch nhà mới có 2 phần gồm:
- Văn khấn thần linh
- Văn khấn gia tiên
Nguyên tắc đọc văn khấn là đọc khấn thần linh trước, khấn gia tiên sau. Nội dung trong bài văn khấn thể hiện mong ước của gia chủ, vì thế bạn có thể tự soạn và đọc một cách rõ ràng, chân thành để nhận được sự phù hộ từ thần linh.
Các bước thực hiện lễ cúng nhập trạch
Bước 1: Chuẩn bị mâm lễ
Bước 2: Sắp lễ
Gia chủ cần vệ sinh toàn bộ nơi thờ cúng, dùng rượu gừng để lau chùi bàn thờ, đồ cúng,…
Bày mâm lễ lên bàn, nếu bàn quá chật bạn có thể bày thêm một bàn nhỏ ở phía dưới. Tuy nhiên, bàn này chỉ đặt mâm cơm và vàng mã.
Bạn cũng cần chuẩn bị 1 bát rượu ngũ vị hương, 1 đĩa gạo Thần Tài, 1 bông hoa để nhúng vào bát nước bao sái.
Bước 3: Đọc văn khấn thần linh trước, văn khấn gia tiên khi nhập trạch khấn sau.
Bước 4: Bật bếp để đun nước, nước sôi lấy đem pha trà và kính mới thần linh cùng gia tiên.
Bước 5: Lấy bông nhúng vào bát nước ngũ vị để vẩy nước vào góc nhà. Tiếp tục, lấy gạo Thần Tài để rắc vào những nơi đó.
Bước 6: Đặt hoặc treo vật phong thủy vào những vị trí đã định sẵn trong nhà.
Bước 7: Lễ Tạ
Bước 8: Hóa vàng
Những điều kiêng kỵ cần tránh khi cúng nhập trạch
Nếu chọn ngày tốt để cúng lễ nhập trạch, tuy nhiên chưa ở lại nhà mới ngay được. Vậy thì gia chủ cần ngủ lại một đêm nhằm để trình báo với thần linh rằng nơi này có người ở.
Sau lễ cúng, gia chủ cần tiến hành làm lễ cáo yết gia tiên mới được thụ lộc. Sau khi thụ lộc đã cúng, gia chủ và thành viên trong gia đình phải đứng trước bàn thờ để khấn vái tạ ơn và cầu bình an.
Quá trình dọn dẹp hoặc đem nội thất từ nhà cũ sang nhà mới không nên có sự tham gia của người tuổi Dần và phụ nữ mang thai.
Chỉ nên chuyển nhà mới, làm lễ nhập trạch vào 2 thời điểm là sáng hoặc trưa. Tuyệt đối không chuyển vào buổi tối để khiến vong xấu từ bên ngoài đột nhập vào ngôi nhà.
Mâm cúng có thể không sang trọng, cầu kỳ nhưng cần sự sạch sẽ, gọn gàng và sự thành tâm chuẩn bị của gia chủ.
Trước khi bước vào nhà mới, gia chủ và các thành viên cần bước qua một bếp than. Gia chủ đi trước, các thành viên theo sau mỗi người phải cầm theo một món đồ vật mang ý nghĩa may mắn như: gạo, tiền bạc, chổi mới, bếp than,…Không được đi tay không qua cửa.
Lời kết
Trên đây là lời giải cụ thể và hoàn chỉnh cho những ai đang phân vân với câu hỏi: Lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?
Mong rằng bạn có thể chuẩn bị đầy đủ lễ vật và không mắt phải sai sót nào trong quá trình thực hiện lễ cúng nhà mới!