Làng gốm Vĩnh Long – Làng nghề Mang Thít nổi tiếng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nghề nung gạch gốm ở Vĩnh Long là một trong những ngành nghề ít nơi duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Trong chuyến du lịch Vĩnh Long sắp tới, mời bạn hãy cùng với Gốm Sứ Hoàng Gia khám phá và tìm hiểu những trải nghiệm thú vị chỉ có tại làng gốm Vĩnh Long truyền thống này nhé!

Tổng quan về nghề nung gạch gốm ở Vĩnh Long 

Vĩnh Long với nguồn dự trữ đất sét phong phú, là nơi phát triển nghề nung gạch gốm từ hàng thế hệ. Từ nghề nung gạch, bà con địa phương đã chuyển hóa và phát triển thành nghề làm gốm. Với sự hình thành và phát triển này, Vĩnh Long đã trở thành trung tâm sản xuất gốm thủ công truyền thống lớn nhất trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nếu chỉ dừng lại ở việc tham quan các ngôi chùa nổi tiếng, du khách sẽ bỏ lỡ một phần quan trọng của Vĩnh Long. Lấy cầu Mỹ Thuận là điểm khởi đầu, từ đó, du khách có thể theo dõi dòng sông Cổ Chiên để đến thăm làng nghề nung gạch gốm Vĩnh Long. Các lò gạch, lò gốm sắp xếp gần nhau, qua đó tạo thành một khung cảnh hấp dẫn, đặc biệt khi được ánh nắng mặt trời chiếu sáng. Cảnh đẹp và thú vị này nhất định sẽ khiến du khách phải trầm trồ và ngạc nhiên khi chứng kiến lần đầu tiên.

Làng gốm Vĩnh Long – Làng nghề Mang Thít nổi tiếng Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng quan về nghề nung gạch gốm ở Vĩnh Long

Sự ra đời của làng gốm Vĩnh Long Mang Thít

Nằm trên nhánh chính của dòng sông Cửu Long, hai nhánh sông Tiền và Hậu mỗi năm mang đến hàng triệu mét khối phù sa màu mỡ, làm giàu cho vùng đồng bằng miền Nam. Phù sa này không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho đồng lúa và vườn cây, mà còn tạo thành những mỏ sét nguyên sinh quý giá.

Với nguyên liệu từ những mỏ sét này, người thợ tại làng gốm Vĩnh Long Mang Thít có thể tạo ra các sản phẩm gạch nung và đồ gốm. Những tảng đất thô sơ được chế tác bởi bàn tay tài năng của họ trở thành những sản phẩm hữu ích cho cộng đồng.

Vĩnh Long là một trong những tỉnh có số lượng làng nghề và hộ gia đình sản xuất gạch nhiều nhất ở miền Tây. Trong đó, làng gạch gốm Mang Thít nổi tiếng với lò gạch, gốm có tuổi đời hàng trăm năm. Nằm ở xã Nhơn Phú và Mỹ An, huyện Mang Thít, đây là trung tâm sản xuất gạch, gốm đỏ lớn nhất và nổi tiếng nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, còn được biết đến với biệt danh “vương quốc gạch ngói/lò gạch”. Các sản phẩm từ làng gốm sứ Vĩnh Long Mang Thít cũng đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Làng gốm Vĩnh Long tọa lạc ở đâu?

Hiện tại, làng gốm sứ Vĩnh Long tọa lạc ở vị trí ven bờ sông Cổ Chiên đến sông Mang Thít. 

Làng gốm Vĩnh Long – Làng nghề Mang Thít nổi tiếng Đồng bằng sông Cửu Long
Sự ra đời của làng gốm Vĩnh Long Mang Thít

Làm thế nào để đến được làng gốm Vĩnh Long?

Để đến làng gốm Vĩnh Long, bạn có thể đi theo quốc lộ 53 và sau đó rẽ vào đường DT 903. Kế đến, bạn đi thẳng đến khi gặp ngã ba và rẽ vào đường DT 902, nằm dọc theo sông Cổ Chiên. Tại đây, bạn có thể hỏi dẫn đường từ người dân địa phương để tiếp tục chọn tuyến đường phù hợp.

Từ cầu Mỹ Thuận – nơi mà sông Tiền chia ra thành dòng Cổ Chiên đến sông Mang Thít, dọc theo bờ sông là nơi nhiều lò gạch và lò gốm kéo dài hàng chục km. Cảnh quan này giống như những lâu đài nhỏ rực đỏ dưới ánh nắng mặt trời, tạo cho khách du lịch cảm giác như đang bước vào một thế giới cổ tích.

Làng gốm Vĩnh Long – Làng nghề Mang Thít nổi tiếng Đồng bằng sông Cửu Long
Làm thế nào để đến được làng gốm Vĩnh Long?

Giá vé tham quan, thời gian mở cửa làng gốm vĩnh Long

Giá vé tham quan: Làng gốm Mang Thít Vĩnh Long miễn phí vé vào cổng.

Thời gian mở cửa: Làng nghề Vĩnh Long mở cửa từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều tất cả các ngày trong tuần.

Làng gốm Vĩnh Long – Làng nghề Mang Thít nổi tiếng Đồng bằng sông Cửu Long
Giá vé tham quan, thời gian mở cửa làng gốm vĩnh Long

Những câu chuyện đằng sau nghề nung gạch gốm ở Vĩnh Long

Trong lúc đi men theo dòng sông Cổ Chiên, các bạn sẽ dần được chứng kiến các lò nung màu đỏ au tựa như những cây nấm khổng lồ đang dần hiện ra. Cách đây mấy chục năm, gia đình nào ở huyện Mang Thít cũng có tới 2 đến 3 lò nung. Người dân làm ăn phát đạt nên gạch, ngói ra lò không ngớt, nhiều gia đình còn thuê hẳn số lượng nhân công lớn để làm việc. Nghề nung gạch gốm Vĩnh Long đã gắn bó hơn nửa thế kỷ với hầu hết các gia đình hiện đang sinh sống tại ven sông Cổ Chiên hay sông Mang Thít. 

Theo Gốm Sứ Hoàng Gia được biết, nghề nung gạch gốm Vĩnh Long xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Khoảng thời gian hình thành và phát triển của nghề nung gạch truyền thống Vĩnh Long đã trải qua bao thăng trầm, sóng gió. Ban đầu, bà con tận dụng nguồn đất sét dồi dào chỉ để sản xuất gạch và ngói. Thời điểm ấy, khắp vùng Mang Thít, Long Hồ không nơi nào có thể làm ra sản phẩm tương tự. 

Sau một thời gian, nghề nung gạch gốm Vĩnh Long bắt đầu phát triển sang các địa phương khác. Hàng nghìn lò nung rực lửa quanh năm suốt tháng. Thêm vào đó, số lượng ghe chở hàng, nguyên liệu ra vào bến liên tục, kín cả sông Mang Thít, Cổ Chiên, kênh Thầy Cai. Tuy nhiên, dù là Sa Đéc hay Cao Lãnh thì Mang Thít và Long Hồ vẫn xứng đáng với tên gọi “vương quốc đỏ” của miền Tây.

Không những thế, có thời điểm vùng đất Vĩnh Long hình thành hơn 3000 lò nung. Đây được xem là thời kỳ hoàng kim của nghề nung gạch gốm Vĩnh Long. Khoảng năm 1980, nhiều chủ lò gạch bắt đầu tạo nhiều sản phẩm chất lượng hơn nhờ việc nâng cao nhiệt độ nung. Từ đó, các sản phẩm bình dân như chum, vại, gạch, ngói đến bát, đĩa, chén… đều được mọi người công nhận và vô cùng yêu mến.

Làng gốm Vĩnh Long – Làng nghề Mang Thít nổi tiếng Đồng bằng sông Cửu Long
Những câu chuyện đằng sau nghề nung gạch gốm ở Vĩnh Long

Những điểm độc đáo chỉ có tại làng gốm Mang Thít Vĩnh Long

Những đặc điểm độc đáo chỉ có tại làng gạch Mang Thít Vĩnh Long là điều mà không thể bỏ qua khi khám phá vùng đất này. Làng gạch cổ Mang Thít nằm cách trung tâm thành phố Vĩnh Long khoảng 20km về phía Nam và trải dài hơn 30km từ thành phố Vĩnh Long đến hai huyện Long Hồ và Mang Thít. Được xem như một “di sản đương đại”, làng gạch gốm Mang Thít là biểu tượng của sự hòa trộn văn hóa và kỹ nghệ giữa người Khmer, người Kinh và người Hoa. Đây là nơi sản xuất ra những mẻ gạch đỏ nổi tiếng và được phân phối khắp cả nước.

Làng nghề gạch gốm Mang Thít từng được mệnh danh là “vương quốc đỏ” hoặc “vương quốc lò gạch”, nằm sát bên dòng kênh lớn Cổ Chiên và kênh Thầy Cai. Với nguồn nguyên liệu đất sét gần gũi, nghề làm gạch gốm ở đây phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, trong vài thập kỷ trở lại đây, làng gạch Mang Thít đã phải đối mặt với những thách thức và suy giảm. Do những khó khăn trong sản xuất như thời gian và nguyên liệu cần thiết, cùng với sự cạnh tranh từ các phương pháp làm gạch hiện đại, nhiều lò gạch đã phải đóng cửa hoặc giảm hoạt động. Theo thông tin từ website của tỉnh Vĩnh Long, hiện chỉ còn khoảng 61 cơ sở lò gạch gốm với 64 miệng lò hoạt động, chỉ còn khoảng 1/10 so với thời kỳ hoàng kim trước đây.

Trải nghiệm đạp xe và khám phá làng gạch Mang Thít

Một chuyến đi đạp xe đến làng gạch Mang Thít trong một ngày sẽ đưa bạn đi qua những gia trị lịch sử đang dần mai một của vùng đất miền Tây. Đây cũng là một “di sản lộ thiên” tuyệt đẹp của Vĩnh Long.

Đạp xe dọc theo vùng “ký ức di sản” của làng gạch Mang Thít tại Vĩnh Long là một trải nghiệm thú vị. Bạn có thể vừa đạp xe chầm chậm vừa ngắm nhìn những lò gạch đỏ cổ kính, nơi nhuốm màu thời gian và hiện ra như những khối di sản kiến trúc kết hợp với nghề truyền thống đặc sắc.

Làng gạch Mang Thít có một kiến trúc rất độc đáo với những lò nung khổng lồ được xây dựng bằng gạch đỏ. Điều đặc biệt hơn là bạn có cơ hội nghe kể về quy trình làm gạch đỏ. Một lò gạch Mang Thít thường cao tới 12m. Quy trình làm gạch đòi hỏi khoảng 5 ngày để tải và dỡ gạch, 15 ngày để nung và bảy ngày để gạch nguội. Gạch được nung bằng trấu với quy trình kiểm tra và canh lửa kỹ lưỡng. Khoảng một tháng rưỡi nung trong lò sẽ tạo ra khoảng 120 nghìn viên gạch có màu đỏ son đúng chuẩn.

Kiến trúc bên trong những “lâu đài đỏ” này cũng rất ấn tượng. Mái vòm cao vút tạo cảm giác như đang đứng trong một cái ngõ nhỏ mà ngóng lên. Mỗi lò gạch Mang Thít được xây dựng từ hàng nghìn viên gạch thẻ đều tăm tắp, được sắp xếp khéo léo theo kiến trúc hình tròn. Xây dựng một lò gạch cần khoảng 10 người thợ và hơn 30.000 viên gạch thẻ. Cửa vào của lò gạch thường được xây dựng hình bầu dục và vật liệu trát bên trong lò không phải là xi măng mà là đất mùn trộn cát với nước cho nhão.

Làng gốm Vĩnh Long – Làng nghề Mang Thít nổi tiếng Đồng bằng sông Cửu Long
Những điểm độc đáo chỉ có tại làng gốm Mang Thít Vĩnh Long

Đặc điểm của sản phẩm ở làng gốm Vĩnh Long

Đặc điểm của sản phẩm ở làng gốm Vĩnh Long là sự độc đáo của dòng gốm không men. Không giống như màu đỏ ối của gạch, ngói, gốm Vĩnh Long có màu hồng tự nhiên, sau khi nung lên, bề mặt ửng lên lớp phấn trắng mịn màng như sương.

Ngoài ra ở Cổ Chiên, Vĩnh Long còn có những công trình kiến trúc đặc sắc gần như không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác tại Việt Nam, đó là nhà gốm. Tại đây, bạn có cơ hội chứng kiến bàn tay tài hoa cùng sự đầu tư công phu và tỉ mỉ của những người thợ gốm. Đồng thời, bạn cũng có thể lựa chọn cho mình những món đồ trang trí độc đáo hoặc mua về làm quà cho người thân.

Làng gốm Vĩnh Long – Làng nghề Mang Thít nổi tiếng Đồng bằng sông Cửu Long
Đặc điểm của sản phẩm ở làng gốm Vĩnh Long

Một số lò gạch gốm nổi tiếng ở Vĩnh Long

Dưới đây là một số lò gạch gốm nổi tiếng ở Vĩnh Long mà bạn có thể khám phá:

Lò gạch Mang Thít

Là một trong những điểm đến quyến rũ và ấn tượng nhất trong lòng mọi người với hình ảnh các lò gạch phủ đầy rêu và bụi mờ. Giống như các ngôi làng khác, lò gạch Mang Thít ở Vĩnh Long thu hút sự chú ý của giới trẻ, khiến họ không ngừng tròn trọng và chia sẻ với nhau để khám phá hoặc chụp ảnh check-in.

Lò gạch Hưng Lợi

Nơi đây sở hữu nhiều bối cảnh chụp hình mới lạ với sự hoài cổ đầy ấn tượng. Lò gạch Hưng Lợi là một trong những làng nghề nung gạch gốm ở Vĩnh Long có tuổi đời lâu và thu hút đông đảo giới trẻ. Với vẻ đẹp quyến rũ của các bức tường gạch, lò gạch Hưng Lợi là một điểm tham quan hấp dẫn nhất ở Vĩnh Long mà bạn không thể bỏ qua.

Làng gốm Vĩnh Long – Làng nghề Mang Thít nổi tiếng Đồng bằng sông Cửu Long
Một số lò gạch gốm nổi tiếng ở Vĩnh Long

Nghề nung gạch gốm Vĩnh Long hiện giờ ra sao?

Tình hình nghề nung gạch gốm ở Vĩnh Long hiện nay đã trải qua nhiều biến động. Giá trị của các sản phẩm từ gạch ngói ngày càng giảm, dẫn đến sự suy giảm đáng kể trong hoạt động của hàng nghìn lò nung ở Vĩnh Long. Một trong những lý do chính gây ra sự suy giảm này có lẽ là do tình trạng ô nhiễm môi trường từ khói và bụi trong quá trình nung gạch.

Hiện nay, bà con tại làng nghề nung gạch gốm Vĩnh Long đã tìm ra nhiều công thức kỹ thuật mới để sáng tạo ra các sản phẩm gạch có màu trắng bạc loang lỗ tự nhiên. Tuy nhiên, số lượng gia đình duy trì lò nung ngày càng giảm do nhiều lý do khác nhau.

Dọc theo các con sông như Cái Chiên, Mang Thít, Cái Nhum, kênh Thầy Cai…, vẫn còn hàng trăm lò gạch nằm sát bờ. Tuy nhiên, những lò này đã phủ đầy rêu và bụi, tạo nên hình ảnh của một “thành phố gạch nung” trầm lắng và cổ kính.

Các ngôi làng truyền thống với nghề nung gạch gốm ở Vĩnh Long đang trải qua quá trình thay đổi và tích hợp nhiều tiện ích du lịch. Các lò nung xung quanh sông Mang Thít, Long Hồ vẫn giữ được sự nổi tiếng và có thể dễ dàng thiết kế các tour du lịch hấp dẫn. Du khách có thể tham gia khám phá nhiều ngôi làng nung gạch gốm nổi tiếng ở Vĩnh Long ven sông Cổ Chiên, Mang Thít và mua sắm các sản phẩm gốm độc đáo làm quà lưu niệm.

Làng gốm Vĩnh Long – Làng nghề Mang Thít nổi tiếng Đồng bằng sông Cửu Long
Nghề nung gạch gốm Vĩnh Long hiện giờ ra sao?

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 63G9+RHW, Mỹ Phước, Mang Thít, Vĩnh Long
  • Giờ mở cửa: 7h00 – 17h00 mỗi tuần 

Lời kết: Việc khám phá các làng gốm Vĩnh Long với nghề nung gạch gốm không chỉ mang lại cho bạn kiến thức thú vị, mà còn giúp bạn có được một bộ ảnh độc đáo và ấn tượng. Gốm Sứ Hoàng Gia hy vọng rằng, việc tìm hiểu về nghề nung gạch gốm truyền thống tại vùng đất này sẽ là một trải nghiệm ý nghĩa trong cuốn sổ tay du lịch của bạn. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa nhất!

Contact Me on Zalo