Cúng về nhà mới gồm những gì? Phong tục – Tín ngưỡng!

Lễ cúng nhập trạch để chuyển về nhà mới là một trong những phong tục đẹp, một nghi lễ quan trọng để các vị thổ thần – tổ tiên chứng giám lòng thành và phù hộ cho gia đình gặp nhiều thuận lợi, hạnh phúc và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại và bận rộn, đã khiến nhiều người coi nhẹ về việc thực hiện lễ cúng nhập trạch. Nhưng vẫn còn rất nhiều người quan tâm và coi trọng vấn đề này.

Chính vì thế, bài viết hôm nay gomsuhoanggia.vn sẽ hướng dẫn cho các bạn những bức để thực hiện thủ tục làm lễ cúng nhà mới. Qua đó, tìm ra lời giải cho câu hỏi: Cúng về nhà mới gồm những gì?

Tìm hiểu về lễ nhập trạch và ý nghĩa của nó

Lễ nhập trạch là lễ dọn về ngôi nhà mới, lễ này được áp dụng cho cả nhà mới mua và nhà mới được xây xong. Nhập trạch là thuật ngữ Hán Việt, trong đó “nhập” nghĩa là vào và “trạch” nghĩa là nhà.

Cúng nhập trạch nhà mới là một nghi lễ cổ truyền, một nét đẹp trong phong tục của người Việt. Tầm quan trọng của nó được sánh ngang với lễ động thổ và lễ cất nóc. 

Cúng về nhà mới gồm những gì? Phong tục – Tín ngưỡng!

Thực hiện lễ nhập trạch cũng chính là việc bạn đi đăng ký sổ hộ khẩu đối với các vị thần linh, thổ địa ngay tại nơi mà ngôi nhà đang tọa lạc. 

Bởi theo quan niệm của ông cha ta:  “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Nghĩa là, mỗi một vùng đất, vùng trời, mỗi một khu vực đều sẽ có những vị thần linh khác nhau cai quản, phù hộ.

Vì thế, để việc làm ăn của gia đình có thể thuận lợi, phát triển. Vậy thì việc bạn chuyển đi hay dời đến đều phải làm lễ để trình báo, xin phép.

Ngoài ra, trong gia đình có thờ cúng tổ tiên và bàn thờ Thần Tài – Ông Địa. Chính vì thế, lễ cúng nhập trạch cũng có ý nghĩa xin phép được chuyển họ về với ngôi nhà mới để tiếp tục phù hộ cho gia đạo được bình an, êm ấm. 

Vậy, cúng về nhà mới gồm những gì? Theo dõi phần sau bạn sẽ rõ!

Hướng dẫn cúng nhập trạch nhà mới

Sau đây hãy cùng gomsuhoanggia.vn chuẩn bị từ những điều nho nhỏ đến những thứ to to, cho ngày lễ nhập trạch không còn lo ngại, sai sót hay phạm kỵ những điều không hay.

Lựa chọn ngày tốt để làm lễ nhập trạch

Ngày được chọn để làm lễ phải là ngày hợp với tuổi của gia chủ (tuổi này là tuổi theo ngày, tháng, năm âm lịch của người trụ cột trong nhà).

Thường thì việc chuyển nhà sẽ được thực hiện vào buổi sáng hoặc trưa và kiêng kỵ nhất vào thời điểm buổi tối.

Cúng về nhà mới gồm những gì? Phong tục – Tín ngưỡng!

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không chuyển nhà vào tháng 3 và tháng 7. Bởi theo như quan niệm thì tháng 3 có lễ cáo tết thanh minh còn tháng 7 có tết vu lan báo hiếu – hai lễ tết đều có liên quan đến người chết.

Vì thế, nếu chuyển nhà mới rơi vào những ngày này sẽ rất dễ làm kinh động đến những người đã khuất. Điều này sẽ không tốt đối với ngôi nhà cũng như các thành viên trong gia đình.

Trường hợp đã lựa chọn được ngày lành để thực hiện việc chuyển nhà. Tuy nhiên, lại có công việc đột xuất và không thể thực hiện. Vậy thì bạn có thể làm lễ nhập trạch để lấy ngày tốt rồi thực hiện việc chuyển nhà sang một ngày khác.

Chuẩn bị lễ cúng về nhà mới

Lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng về nhà mới sẽ bao gồm:

  • 1 đĩa trái cây (nên chọn ngũ quả, trái cây phải tươi mới); 
  • 1 bó hoa cúc kim cương (có thể chọn các loại hoa theo mùa ví như: hoa ly, hoa sen, hoa hồng, hoa thủy tiên,… Hoa phải tươi không được héo úa, không nên chọn các loại hoa giả);
  • 5 phần chè;
  • 5 phần xôi; 
  • 5 phần cháo trắng; 
  • 5 con gà trống luộc;
  • 01 phần trầu cau; 
  • 01 bộ tam sên: 1 con cua, 1 trứng vịt luộc và 1 miếng thịt luộc;
  • 1 Bộ giấy cúng về nhà mới; 
  • 1 phần bánh kẹo
  • Lưng xông, trầm hộp;
  • Bộ lư nhang;
  • 1 cặp đèn cầy;
  • 01 bó nhang; 
  • 01 hũ gạo, 1 hũ muối;
  • Trà, rượu, nước;
  • 5 bộ chén đũa.

Cúng về nhà mới gồm những gì? Phong tục – Tín ngưỡng!

Trên đây là mâm cúng thường thấy trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tăng hoặc giảm một vài lễ vật tùy theo văn hóa vùng miền cũng như điều kiện kinh tế gia đình mình. Miễn sao vẫn đủ được 3 mâm: ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.

Chuẩn bị văn khấn chuyển nhà mới

Trong văn khấn nhập trạch về nhà mới sẽ có 2 phần: văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên.

Khi đọc, gia chủ cần đọc văn khấn thần linh trước sau đó mới được đọc bài khấn gia tiên rồi mới được thụ lộc.

Nội dung của văn khấn là bày tỏ mong muốn của gia chủ cũng như xin phép thần linh, gia tiên cho gia đình được phép chuyển nhà và bàn thờ đến với nơi ở mới.

10 điều cần lưu ý để tránh phạm kỵ khi chuyển nhà 

Trên đây là toàn bộ đáp án cho câu hỏi: Cúng về nhà mới gồm những gì? 

Ngoài những điều cần được chuẩn bị đầy đủ và chỉnh chu kể trên. Gia chủ cũng cần lưu ý những điều sau đây để tránh không có bất cứ sai sót nào trong quá trình chuyển nhà, thực hiện lễ cúng. Cụ thể:

Việc chuyển về nhà mới cần phải được thực hiện theo đúng ngày giờ đã lựa chọn trước đó. Trong ngày này, chỉ có các thành viên trong nhà mới được phép có mặt, không mời bạn bè khách khứa ra vào trong khoảng thời gian này.

Cúng về nhà mới gồm những gì? Phong tục – Tín ngưỡng!

Luôn nói về những điều tốt đẹp, may mắn trong ngày chuyển nhà. Không được nói lời không hay, tiêu cực trong ngày tốt đẹp này.

Không được cãi vã, to tiếng hay mắng mỏ trẻ nhỏ, không để trẻ khóc vào ngày thực hiện việc chuyển nhà. Bởi những điều này sẽ biểu thị cho sự bất hạnh, không vui và bất hòa trong gia đình gia chủ.

Nên khởi động tất cả các thiết bị trong ngôi nhà, ví như tất cả bóng đèn, vòi nước,…

Không được ngủ trưa ngay trong ngôi nhà mới vào đúng với ngày chuyển nhà. Bởi điều này biểu thị cho sự lười biếng và cả bệnh tật. 

Khi đến với nhà mới, bạn nên chuẩn bị một túi vải nhỏ đổ đầy gạo bên trong túi và cột lại. Sau đó, bạn viết lên một tờ giấy màu đỏ 2 chữ “đầy đủ” và dán vào túi gạo, đặt ở dưới đáy của thùng gạo trong nhà. Hành động này được xem là mang đến sự may mắn, cuộc sống no đủ và sung túc.

Nên mua chổi mới và cả cây lau nhà mới. Không được dùng cây cũ để sử dụng cho ngôi nhà mới mua hoặc mới xây. 

Gia chủ và các thành viên trong nhà không được bước vào ngôi nhà bằng 2 bàn tay trắng. Mọi người cần phải cầm theo một thứ gì đó có hàm ý về sự may mắn khi bước vào ngôi nhà.

Nên tránh để phụ nữ mang thai, người tuổi Dần tham gia vào việc chuyển nhà.

Ngày đầu về nhà mới, bạn cần phải nổi lửa để đun nước pha trà và dùng nước này để kính lên các vị thần linh, gia tiên.

Lời kết

Mong rằng những hướng dẫn chi tiết về thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới mà gomsuhoanggia.vn vừa gửi đến trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn có một nghi lễ nhập trạch thuận lợi. Không sai sót hay phạm kỵ và đặc biệt là nhận được nhiều sự yêu thương, phù hộ và may mắn từ các vị thần linh, tổ tiên trong gia đình.

Mọi thắc mắc cần được giải đáp, các bạn đều có thể comment ở phần bên dưới của bài viết. Các chuyên gia phong thủy học của chúng tôi sẽ phản hồi và giải đáp nhanh nhất có thể.

Theo dõi những bài viết tin tức thú vị và mới nhất mỗi ngày tại website gomsuhoanggia.vn để hiểu hơn về các vấn đề về tâm linh, phong thủy và tử vi số mệnh!

 

Contact Me on Zalo