Cách lập bàn thờ gia tiên đúng và chuẩn là điều được các gia đình quan tâm hàng đầu. Đây không chỉ đơn thuần là phục vụ cho đời sống tâm linh và văn hóa thờ cúng mà còn là cách mà con cháu bày tỏ với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết cách lập bàn thờ như thế nào là đúng thì hãy tham khảo bài viết sau.
Tại sao phải biết cách lập bàn thờ gia tiên đúng cách?
Từ xưa đến nay việc lập bàn thờ gia tiên luôn được xem là truyền thống rất thiêng liêng của người Việt. Việc thờ cúng tổ tiên là cách để con cháu thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông đi trước. Vì vậy bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình Việt luôn có những ý nghĩa hết sức quan trọng. Dưới đây là một số lý do cần biết cách lập bàn thờ gia tiên bạn có thể tham khảo:
- Ông cha ta thường nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đúng vậy, việc lập bàn thờ gia tiên đúng cách sẽ ảnh hưởng đến việc tài lộc, thịnh vượng và sức khỏe của gia đình.
- Đối với một gia đình biết cách bố trí, bày biện, lập bàn thờ đúng cách, cẩn thận thì đầu tiên đó là thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.
- Bên cạnh đó việc này còn thể hiện họ luôn có niềm tin và sẽ được ông bà tổ tiên phù hộ, mọi công việc sẽ diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ.
Cách lập bàn thờ gia tiên
Cách lập bàn thờ gia tiên không khó, tuy nhiên gia chủ cần phải tìm hiểu, nghiên cứu những nguồn thông tin chính xác. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
Thủ tục chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới
Việc chuyển bàn thờ gia tiên đến nhà mới rất quan trọng. Để thực hiện việc này bạn phải chuẩn bị một mâm lễ. Trong đó bao gồm: Bình hoa, đồ lễ mặn như gà luộc, xôi trắng, thịt lợn luộc, hoa quả, trầu cau, muối, rượu, nước, gạo, hương, tiền vàng… Đến giờ hoàng đạo thì gia chủ sẽ độc văn khấn cáo tới thần linh, gia tiên chứng giám cho việc xin chuyển rời bán hương sang nhà mới.
Khi hương cháy được ⅔ thì đem vàng đi hóa và chuyển bàn thờ sang nhà mới. Khi chuyển cũng cần làm lễ để báo cáo với thần linh ở đó về việc đặt bàn thờ. Quá trình chuyển đổi phải hết sức cẩn thận, tránh các sai sót có thể xảy ra. Đặc biệt chỉ cần chuyển bát hương gia tiên còn bát hương thổ công và ông địa sẽ bốc bát hương mới.
Lập bàn thờ gia tiên hợp với phong thủy
Chúng ta luôn thấy bàn thờ gia tiên được đặt cố định ở Trung Cung – vị trí trung tâm của ngôi nhà. Không phải vô cớ mà mọi người làm như vậy. Đây là vị trí mà mọi người luôn có thể nhìn tới và chú ý tới. Đây cũng coi là lời nhắc nhở tới con cháu trong nhà phải luôn biết ơn tới ông cha đi trước.
Theo các chuyên gia về phong thủy khi lập bàn thờ gia tiên các bạn cũng phải lưu ý tránh những điều sau: Không được lập bàn thờ theo hướng Ngũ quỷ – hướng Đông Bắc, Tây Nam. Không đặt bàn thờ ở hướng Tây Nam nhìn ra Đông Bắc và Đông Bắc nhìn ra Tây Nam. Đối với không gian lập bàn thờ thì nên chọn màu thâm trầm để thể hiện được sự tôn nghiêm, kính trọng, tránh lập ở những nơi có màu sắc sặc sỡ.
Lập bàn thờ gia tiên hợp với tuổi gia chủ
Trong cách lập bàn thờ gia tiên cũng cần chú ý đến tuổi của gia chủ. Đây là điều quyết định đến sự thịnh vượng, may mắn, sức khỏe đến gia đình. Vì vậy khi lập bàn thờ các bạn cần xem độ tuổi nào hợp để lập bàn thờ một cách đúng nhất về hướng đặt, vị trí đặt. Nếu chưa có kinh nghiệm bạn có thể nhờ các thầy phong thủy để có cách lập bàn thờ chính xác.
Một số điều cần phải chú ý khi lập bàn thờ như:
- Không lập bàn thờ ở hướng trực tiếp với cửa hoặc ở nơi quá lộ liễu.
- Không lập bàn thờ ở gần lối đi lại.
- Không lập bàn thờ ở gần nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc những nơi không được sạch sẽ.
- Khi lập bàn thờ phải thể hiện được sự chu đáo, bày biện, sắp xếp vật phẩm, lễ cúng trên bàn thờ.
Giải đáp một số thắc mắc khi lập bàn thờ gia tiên
Việc lập bàn thờ gia tiên được rất nhiều người quan tâm. Bởi vậy mà những thắc mắc về cách lập bàn thờ gia tiên cũng rất đa dạng. Dưới đây là thông tin giải đáp một số câu hỏi bạn có thể tham khảo:
Khi lập bàn thờ gia tiên có cần làm tờ dị hiệu chung không?
Đây là vấn đề khiến nhiều gia chủ quan tâm khi lập bàn thờ gia tiên. Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy thì có thể làm tờ dị hiệu hoặc không đều được. Dị hiệu thường được đặt bên trong dùng để bao sái, kị tà và giữ khó cho thất bảo bên trong.
Đồng thời cần chú ý đến việc lên hương từng bát một. Bát đầu tiên khấn thần linh và cắm hương xong mới đến bát thứ 2 và khấn bà cô ông mãnh. Tiếp đó dâng 3 bát lên cùng một lúc.
Trường hợp trong nhà có người mới mất thì sau 3 năm xin nhập vào lô nhang được không hay phải bốc lại bát hương mới?
Câu trả lời của thắc mắc này đó là không cần phải bốc lại lô nhang. Nếu trong nhà có người mới qua đời thì sau 100 ngày hoặc 1 năm chỉ cần xin phép đặt bát hương lên bàn thờ vào ngày giỗ, làm lễ tại bát hương cũ sau đó khấn báo tổ tiên là được.
Sau khi khấn gia chủ rút chân nhang và cắm vào bát hương mới, sau đó lên hương và khấn báo với tổ tiên được thêm người vào bát hương.
Khi lập bàn thờ gia tiên có cần viết đầy đủ tên các cụ đã mất lên tờ hiệu để trong bát hương không?
Thờ cúng cần phải thể hiện được sự thành tâm. Vì vậy các bạn cần phải viết đầy đủ tên của những người đã mất lên tờ hiệu có trong bát hương. Tuy nhiên nếu có nhiều và không thể liệt kê hết thì chỉ cần ghi Gia tiên họ… sau đó thêm họ vào sau chữ Gia tiên là được.
Có nên đặt tỳ hưu trên bàn thờ gia tiên?
Câu trả lời là không. Bởi vì Tỳ Hưu là thần thú, nó vốn dĩ được đặt thấp hơn so với con người. Bàn thờ gia tiên là nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà vốn dĩ đã được để cao hơn đầu người. Thì không có lý do gì lại để một con thần thú ở chung, như vậy là thất lễ, không chuẩn chỉ.
Lời kết
Bài viết trên đây gomsuhoanggia.vn đã chia sẻ đến các bạn cách lập bàn thờ gia tiên rất chi tiết. Việc lập hay chuyển bàn thờ gia tiên rất quan trọng trong mỗi gia đình.
Vì vậy để bày tỏ được lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên các bạn hãy tìm hiểu và thực hiện đúng cách. Việc này cũng sẽ giúp bản thân gia đình được an lòng.